![]() |
Đình làng Đỗ xã Ứng Hòe Ninh Giang Hải Dương |
Con người Ninh Giang có truyền thống đoàn kết,nguồn lao động,cần cù,khả năng tiếp thu kỹ thuật nhanh,nhạy bén trong cơ chế mới.
Vùng đất Ninh Giang xưa trong một số bộ sử và truyền thuyết đã nhắc tới. Mỗi thời kỳ với mỗi tên gọi khác nhau,được nhắc tới như Hồng Châu,Hạ Hồng,Vĩnh Lại.
Từ thời Lý - Trần,Ninh Giang là miền đất thuộc Phủ Hạ Hồng (Hồng Lộ) "1". Thời thuộc Minh,Phủ Hạ Hồng thuộc Phủ Tân An,đến đời Lê đổi lại thành phủ Hạ Hồng,Phủ Hạ Hồng là đất các huyện Ninh Giang, Thanh Miện,Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương "2" và huyện Vĩnh Bảo ( Hải Phòng ). Đến năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) Phủ Hạ Hồng đổi thành phủ Ninh Giang,gồm đất các huyện Vĩnh Lại,Gia Lộc và Vĩnh Bảo.
Huyện Ninh Giang từ thời Lý - Trần,đến thời thuộc Minh đổi là Đồng Lợi ( thuộc châu Hạ Hồng ). Thời Lê sơ đổi lại là Đồng Lại,sau lại đổi thành Vĩnh Lại gồm các xã của huyện Ninh Giang hiện nay,một phần của xã Thanh Giang ( Thanh Miện ) và một số xã của huyện Vĩnh Bảo "3"
Qua khảo cổ năm 1982 ở huyện Quỳnh Phụ ( Thái Bình ) giáp với Ninh Giang qua sông Luộc,phát hiện thấy những chế tích mộ đời Hán. Vùng đất Quỳnh Phụ có từ trước Công nguyên,dân cư từ trung du ( Vĩnh Phú, Tuyên Quang ) hoặc biển ( Thanh Hóa - Nghệ An ) đến lập nghiệp ở đây.
Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa,nhà Hán cử Mã Viện sang đàn áp. Tại vùng Hạ Hồi đã chứng kiến cuộc giao tranh giữa quân Hai Bà Trưng với quân giặc. Đô Dương một tướng nổi tiếng của Hai Bà Trưng có cử quân đóng ở Hiệp Lực ( ngã ba sông Hóa ). Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đất nước lại trải qua 1000 năm Bắc thuộc.
( Ảnh )
Năm 905 có một người ở làng Cúc Bồ (nay là xã Kiến Quốc - Ninh Giang ) là Khúc Thừa Dụ đã chiêu binh mãi mã ở vùng Ninh Giang nổi dậy chống quân đô hộ phương Bắc. Trong Lịch Triều hiến chuơng lại chí có ghi: " Cuối đời Đường,thổ hào là Khúc Thừa Dụ người Hồng Châu chiếm cứ lấy thành,tự xưng là Tiết Độ Sứ. Rồi đến cháu là Khúc Thừa Mỹ nối chức,yêu cầu nhà Lương cho làm Tiết Độ Sứ. Khi ấy nhà Nam Hải chiếm đất Phiêu Ngung,đem quân đánh bắt được Khúc Thừa Mỹ,rồi đặt Thứ Sử. Viên tướng của Khúc là Dương Đình Nghệ nổi lên đánh Châu Thành,tự xưng là Tiết Độ Sứ,sau khi bị nha tướng là Kiều Công Tiễn giết chêt. Khi ấy có một biêt tướng của Diên Nghệ là Ngô Quyền giết Tiễn,đánh quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng,tự xưng là vua đóng đô ở Loa Thành ( Cổ Loa ngày nay )
Vào thế kỷ XV sau cuộc chiến bảo vệ đất nước của nhà Hồ thất bại,nước ta bị ách đô hộ của nhà Minh.
Trong thời kỳ này còn ghi lại một sự kiện: Vào mùa Xuân năm 1418 Lê Lợi dấy binh ở Thanh Hóa thì năm 1419 tại châu Hạ Hồng,Trịnh Công Trứng và Lê Hành cùng một số người vùng khác dấy quân đánh Tống Binh Lý Bân của nhà Minh ở vùng phía Bắc.
Sau kháng chiến thắng lợi,Lê Lợi lên ngôi Vua,lập nên một Vương Triều phong kiến cực thịnh ở Việt Nam. Ở thời điểm đó Ninh Giang chứng kiến sự kiện lạ,sử cũ ghi: " Mùa hạ,tháng Tư năm 1443 có trồng hiện về bến đò Hóa ( huyện Vĩnh Lại ) ".
Đầu thế kỷ XVI nhà Lê bước vào con đường suy vong. MẠc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê,trong nước diễn ra nhiều cuộc chiến tranh một bên là Chúa Trịnh ( dưới danh nghĩa Phù Lê ) và một bên là nhà Mạc. Tháng 2 - 1592 sau khi thu phục xứ Hải Dương,Trịnh Tùng sai quân đến xã Tranh Giang ( huyện Vĩnh Lại ) đóng quân ở đấy vài hôm rồi về kinh.
Năm 1594 phủ Hạ Hồng có nhiều quân cát cứ chống Trịnh Tùng. Tháng 7 năm ấy Mạc Kính Chuơng chiếm huyện Thanh Hà và Tứ Kỳ,còn huyện Vĩnh Lại có Lai Quận Công. Tháng 8 - 1594, Trịnh Tùng cử Nguyễn Hoàng ( sau này là Chúa Nguyễn ) đem thủy quân về Vĩnh Lại đánh Mạc Kính Cung,Mạc Kính Cung thua chạy.
Năm 1595 Trịnh Tùng cử Trịnh Văn Chương về chấn giữ huyện Vĩnh Lại. Năm 1598 Nguyễn Hoàng lại được cử về xứ Hải Duơng dẹp quân chống đối.
Thời Lê Trung Hưng vào năm 1740 có nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Chúa : Thái Bình có Hoàng Công Chât,Nam Hà có Tú Cao,Vĩnh Phú có Đoàn Danh Phuơng và Hải Dương có Nguyễn Hữu Cầu ( quận He ),tại đất Tranh Xuyên có trận giao tranh quyết liệt giữa quân nổi dậy và quân Triều đình. Một lần quân Triều Đình bị vây ở đất Tứ Kỳ. Danh tướng Triều đình là Hoàng Ngũ Phúc phải đến giải vây. Khi qua vùng Ninh Giang,quân triều đình bị quân nổi dậy chặn đánh gây nhiều thiệt hại. Triều đình phải cử Phạm Đình Trọng về đóng quân ở làng Bối Thị ( huyện Vĩnh Lại ),ông giả vờ khao tướng sĩ rồi nửa đêm bất ngờ dùng quân thủy bộ tấn công Nguyễn Hữu Cấn ở ngã ba sông Tranh. Lần ấy quân Hữu Cấn thua chạy.
Vào đời Gia Long năm 1808 vùng Hải Dương có quân Tàu Ô làm loạn. Nhân dân Vĩnh Lại cùng một số huyện trong vùng và quân triều đình chiến đấu anh dũng,được Vua ban thưởng.
Vào thời tự Đức (1858),Pháp tấn công mơ đầu thời kỳ xâm lược nước ta trong khi tình hình đất nước đang trong nguy cơ ngoại xâm thì ở phía Bắc quân hạt nhà Thanh và một số người Việt kết cấu nổi lên quấy phá. Chiến sự lan ra nhiều tỉnh,trong đó ác liệt nhất là Hải DUơng,Hà Bắc,Hải Phòng và Quảng Ninh.
Sau Cách mạng tháng Tám (1945),Phủ Ninh Giang được chia làm 4 huyện Ninh Giang,Gia Lộc,Tứ Kỳ,Vĩnh Bảo. Huyện Ninh Giang đựoc giữ tên Ninh Giang cho đến tháng 4 - 1970 sát nhập với huyện Thanh Miện thành huyện Ninh Thanh. Tháng 4 năm 1996,huyện Ninh Giang được tái lập theo nghị định 05 của Chính Phủ nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam.
Huyện Ninh Giang nằm trên quốc lộ 37,bên sông Luộc,lại ở ngã ba - nơi tiếp giáp của 3 tỉnh Hải Dương,Thái Bình,Hải Phòng,thực sự là một địa bàn chiến lược quan trọng về mặt chính trị,giao lưu hàng hóa lẫn quân sự ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung và ở cửa ngõ phía Nam tỉnh Hải Duơng nói riêng. Cũng chính do vị trí quan trọng như vậy mà trong lịch sử,chính quyền phong kiến - thực dân luôn đặt trụ sở hành chính của phủ,huyện,tỉnh tại thị trấn Ninh Giang.
Là một huyện thuần nông,cư dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước,"canh nông vi bản" là phương thức sản xuất cơ bản,chủ đạo của nhân dân trong huyện. Trải qua hàng nghìn năm sản xuất nông nghiệp,người nông dân đã làm hạt lúa,củ khoai..góp phần không nhỏ vào việc trồng trọt,chọn lọc và giữ gìn nhiều giống lúa đặc sản có tiếng của tỉnh Đông như : Nếp bầu Huơng,Tám Xoan,Dự,Di Huơng...; Khoai lang Thói tiên vua nổi tiếng một thời ( làng Hói - Văn Hội ).
Với đặc điểm là một vùng thuần nông,đồng đất trũng,lại nằm trong vùng nhiệt đới - gió mùa,chịu ảnh hưởng rất lớn của gió mùa,bão lụt - sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn,đặc biệt là vụ mùa nhiều khi ruộng trũng trở thành "Bạch Điền"
Vùng đất Ninh Giang còn là nơi phát sinh,nuôi dưỡng nhiều nghề thủ công truyền thống nổi tiếng - góp phần không nhỏ vào việc tạo dựng đời sống vật chất tinh thân của nhân dân địa phuơng.
Ven bờ sông Luộc,suốt từ trại Vàng ( Hưng Long ) về đến cống Sao ( thị trấn Ninh Giang ),xưa kia tồn tại nghề vớt cá bột tự nhiên đồng thời đã đem lại giá trị không nhỏ trong
( ảnh)
việc tạo ra nguồn dinh dưỡng duy trì và tái tạo sức lao động đóng góp vào việc tao dựng một hình thức sản uất đem lại hiệu quả kinh tế cao. " Thứ nhất canh tri,thứ nhì canh viên,thứ ba canh điền" của nhân dân địa phuơng. Một nghề cổ truyền gắn với sản xuất nông nghiệp và đánh bắt thủy sản là đan lát có tiếng ở Văn Diệm ( Hưng Thái ),La Khê ( Ninh Thành ). Nghề này đem lại thu nhập kinh tế phụ gia đình trong lúc nông nhàn của cư dân ở làng quê ven sông.
Một số nghề truyền thống không những gắn liền với sản xuất mà còn mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc của nhân dân địa phuơng như nghề làm bánh gai ở thị trấn Ninh Giang tồn tại hàng trăm năm..
Dưới bàn tay khéo léo,tinh tế,giàu tính nghệ thuật ở nghề mộc Cúc Bồ ( Kiến Quốc ): các công trình kiến trúc nghệ thuật như đình,chùa,đền,miếu... đã được xây dựng và giữ gìn hàng chục thế kỷ nay. Mái đình,ngôi chùa dưới bóng đa xanh đằng sau lũy tre làng đã và mãi còn là biểu tưởng đặc trưng văn hóa cổ truyền của các làng xã Việt Nam trong lịch sử.
Do có vị thế thuận lợi về giao thông thủy bộ,tị trấn Ninh Giang sớm trở thành trung tâm thuơng mại của khu vực. Bến Ninh Giang được mệnh danh là bến Gạo. Thủ Phủ Ninh Giang xưa kia có hàng chục các dãy phố như: Ninh Thịnh,Ninh Hòa,Ninh Lãng,phố bờ Sông... Trên các dãy phố có đủ các mặt hàng: Luơng thực,thực phẩm,hàng tiêu dùng.... có nhiều hiệu buôn,lớn nhất là các hiệu buôn của người Hoa: Nhờ đó thúc đẩy kinh tế mau chóng phát triển,tạo điều kiện cho việc xây dựng phố phường sầm uất,trở thành một trong những thị trấn lớn ở miền Bắc trước đây.
Trên địa bàn huyện đã sớm hình thành chợ phiên như : Chợ Vé,chợ Gọc,chợ Bói,chợ Bùi,chợ Bò,chợ Sặt,chợ Đọ,chợ Mè,chợ Đụn,chợ Thói,chợ Bùng. Cư dân sống ở miền đất Ninh Giang có khoảng hơn 500 người Hoa,một người Ấn Độ,một người Pháp sinh sống Số người Hoa này chủ yếu sinh sống bằng nghề buôn bán và sống tập trung ở thị trấn Ninh giang. Hiện nay họ đã chuyển và không sống trên địa bàn Ninh Giang.
Đại đa số nhân dân trong huyện theo đạo Phật;có khoảng 10% số người là theo đạo Thiên chúa ở rải rác trong huyện song tập trung nhiều ở Bùi Hòa ( Hoàng Hanh ),Đồng Bình ( Ninh Hải ),Quang Rực ( Ninh Thọ ),Hiệp Lễ ( Hiệp Lực ),Bình Hoàng ( Vạn Phúc ), Đồng Vạn ( Ứng Hòe )....
( Ảnh)
Cư dân đến vùng đất này khai nghiệp hàng nghìn năm nay. Trải bao đời,sự sinh sôi nảy nơ làm dân cư ngày càng đông thêm. Cũng trong quá trình lịch sử đó vùng đất này còn tiếp nhân cư dân ở các vùng khác đến sinh sống một cộng đồng dân cư sông theo những khu vực địa lý nhất định như trại ấp rồi được mở mang hình thành làng xã như hiện nay. Dân cư trong làng xóm,trại,ấp của huyện thường có mối quan hệ thân tộc,mặt khác,họ có mối quan hệ cộng đồng mất thiết gắn bó trong quan hệ gia đình - làng nước - làng xã Việt Nam là cơ sở hành chính cuối cùng là tế bào của nhà nước phong kiến tồn tại hàng nghìn năm.
Cũng như cộng đồng dân cư của dân tộc Việt Nam nói chung,cư dân sống ở miền đất Ninh Giang có truyền thống quý báu : Cần cù,sáng tạo trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt văn hóa,yêu quê hương đất nước đoàn kết đấu tranh,nhân hậu,thủy chung..
Sự xuất hiện và tồn tại của nghề thủ công cổ truyền,sự tồn tại hàng loạt các các công trình kiến trúc văn hóa. Trên địa bàn huyện xưa có hàng trăm ngôi đình,chùa,đền,miếu là những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa - nghệ thuật,được xây dựng làm nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phuơng,mặt khác còn là nơi tưởng niệm các danh nhân lịch sử - văn hóa - những người có công với quê huơng đất nước. Hiện nay còn lưu giữ một số côgn trình có giá trị cao về lịch sử - văn hóa: Chùa Đông Cao ( Đông Xuyên ) thời Lê,đình Trịnh Xuyên ( Nghĩa An ) thời hậu Lê đầu Nguyễn,nơi thờ vị danh tướng thời Lệ,đình Bồ Dương - thời Lê,là nơi diẽn ra một số sự kiện lịch sử rất quan trọng trong kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Đình Cúc Bồ quê hương của Khúc Thừa Dụ,đình Đỗ Xá ( Ứng Hòe ) là nơi thờ 3 vị danh tướng thời Lê. Hàng chục các di tích khác có giá trị lịch sử - văn hóa đang được nghiên cứu,bảo vệ và tôn tạo:
Đình La Khê ( Ninh Thành ),chùa Trông ( Hưng Long ),đình Văn ( Quang Hưng ),đền Tranh ( Đồng Tâm ) ,chùa Kim Chuế ( An Đức ),đình Đồng Bình và đình Bồng Lai ( Ninh Hải ),chùa Tiền ( Hiệp Lực ),miếu Tây Đà Phố ( Hồng Phúc ),đình Dậu Trì ( Hồng Thái )... Những địa danh lịch sử thời hiện đại: Tượng đài bác Hồ ( Hiệp Lực,Đài tưởng niệm bác Hồ ( Hồng Thái ),bia chiến thắng ở Ninh Thành và Ứng Hòe... và hàng chục hiện vật lịch sử trong kho bảo tàng huyện,đều có giá trị lịch sử,phản ánh cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân trong huyện hơn nửa thế kỷ qua.
Gắn với các di tích lịch sử - văn hóa,các lễ hồi truyền thống được tổ chức hàng năm. Mục đích chính là để tửong niệm các danh nhân lịch sử văn hóa,những lễ hội lớn như lễ hội đình Trịnh Xuyên,hội Chùa Trông,hội đền Tranh,lễ hội đình Bồ Duơng... Những ngày lễ hội cũng là dịp nhân dân địa phuơng tổ chức sinh hoạt văn hóa với nhiều hình thức phong phú: Múa rối nước,múa sênh tiền,hát chèo,pháo đất,chọi gà.. Đó là nét sinh hoạt truyền thống,góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thân của nhân dân các làng xã .
Đăng nhận xét